Skip to content

LIÊN MINH PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI

AATIcon512

MINI SITE tiếng việt

Lịch Sử của AAT Việtnam

Liên Minh Phòng chống buôn bán Người là tổ chức phi chính phủ tiên phong thực hiện bước phát triển đầu tiên về chống buôn người và bóc lột tình dục.

Quá trình phát triển của AAT Việt Nam:

  • 2001 : NGO chống buôn người đầu tiên, đồng thời là tổ chức trước nhất tại Việt Nam thành công thiết lập một cơ cấu hoàn chỉnh để hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán.
  • 2003 : Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận sự tồn tại của vấn nạn buôn người, đồng thời xác nhận tư cách nạn nhân của người bị mua bán thay vì xem họ là tội phạm. Thành lập mạng lưới phòng chống buôn người đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
  • 2004 : Ra đời các mô hình đầu tiên giúp giải cứu và hồi hương chính thức nạn nhân bị buôn bán ở Malaysia, Thái Lan, Singapore và Lào. Trong giai đoạn 2001-2020, 8.372 nạn nhân từ hơn 17 quốc gia khác nhau đã được hỗ trợ.
  • 2006 : Dự án của AAT đã thành công đáp ứng điều kiện của ASEAN trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện để Việt Nam gia nhập WTO và APEC.
  • 2007 : Triển khai thí điểm Dự án giáo dục phòng ngừa cho các trường học và đồng bào dân tộc thiểu số, với hơn 120.000 người hưởng lợi đến thời đểm hiện tại.
  • 2008 : Dự án đã được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội công nhận là “mô hình quốc gia”.
  • 2011 : Hợp tác với chính phủ Anh triển khai thí điểm Dự án đầu tiên hỗ trợ hơn 400 nạn nhân bị buôn bán sang Anh hồi hương và tái hòa nhập. Xuất bản công trình nghiên cứu đầu tiên về tình trạng buôn người Việt Nam ở Anh năm 2013.
  • 2012-2015 : Công việc của AAT tạo tiền đề cho sự ra đời lần đầu tiên của luật trấn áp nạn buôn người. Tại Thái Lan, chúng tôi cũng thúc đẩy thông qua ba luật khác có tính chất tương tự.

Các Kết quả: 2001 - 2020

  • 8.372 Nạn nhân được hỗ trợ

  • 68.167 Phụ nữ và trẻ vị thành niên hành nghề mại dâm được hỗ trợ

  • 121.319 Trẻ em và người lớn được tập huấn phòng ngừa

  • 1.473 Cán bộ được tập huấn

  • 16.243 Tư vấn được cung cấp

  • 963 Trẻ em gái nhận học bổng

  • 38 Trẻ em gái được bảo vệ đặc biệt